Tam Điệp yêu thương

Thị xã Tam Điệp nằm trên trục Quốc lộ 1A (đoạn chạy qua đây dài 12 km), là nơi tiếp giáp giữa vùng Bắc Trung Bộ và phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 105 km về phía Nam, cách thành phố Ninh Bình 12 km. Từ thị xã còn có Quốc lộ 12B đi Nho Quan và Hòa Bình.

Phía bắc thị xã giáp 2 huyện Nho Quan và Hoa Lư, phía đông và đông nam giáp huyện Yên Mô, phía tây và tây nam giáp thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung của tỉnh Thanh Hoá.

Thị xã có diện tích tự nhiên 105,8 km² và dân số 52.500 người (năm 2007).

Đường sắt Bắc-Nam đoạn chạy qua đây dài 11 km với 2 ga: Ghềnh và Đồng Giao.
Lịch sử

Thị xã Tam Điệp được thành lập theo Quyết định số 200-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 27/12/1982, trên cơ sở thị trấn Tam Điệp và 2 xã Yên Bình, Yên Sơn tách từ huyện Tam Điệp. Khi đó thị xã gồm 3 phường: Bắc Sơn, Nam Sơn, Trung Sơn, và 4 xã: Quang Sơn, Yên Bình, Yên Sơn, Đông Sơn. Địa giới: bắc giáp huyện Hoa Lư, đông giáp huyện Tam Điệp, tây giáp huyện Hoàng Long, nam giáp thị xã Bỉm Sơn của tỉnh Thanh Hoá.

Trước đó, thị trấn Tam Điệp được thành lập ngày 23/2/1974 trên cơ sở thị trấn nông trường Đồng Giao thuộc huyện Yên Mô và nông trường Tam Điệp. Ngày 27/4/1977, thị trấn Tam Điệp trở thành huyện lị huyện Tam Điệp được thành lập do sáp nhập huyện Yên Mô và 10 xã của huyện Yên Khánh.
Kinh tế

Thị xã thuộc miền núi, nơi có trữ lượng đá vôi lớn rất tốt cho công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng. Thị xã có diện tích lớn đất Feralit đỏ, vàng thích hợp trồng cây công nghiệp và ăn quả. Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ nhất (tháng 01/1984) đã xác định cơ cấu kinh tế là công- nông- lâm nghiệp, đồng thời mở rộng thương mại – dịch vụ.

Thị xã có một số cơ sở công nghiệp như Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu của Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao 10.000 tấn sản phẩm/năm, dây chuyền nước hoa quả cô đặc 5.000 tấn/năm; Nhà máy xi măng Tam Điệp công suất 1,4 triệu tấn/năm; Nhà máy cán thép Tam Điệp công xuất 36 vạn tấn/năm.
Danh lam thắng cảnh

Thị xã Tam Điệp được công nhận 2 khu di tích lịch sử (danh thắng phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn) gồm:
Khu A: có đèo Ba Dội, Kẽm Đó, luỹ Quang Trung, núi Cắm Gươm, núi Cắm Cờ, núi Chong Đèn, núi Hầu Vua, Vương Ngự, gắn với di tích Đền Dâu, Đền Quán Cháo, động Tam Giao, Đèo Tam Điệp.
Khu B: có luỹ Quèn Thờ, luỹ Quang Trung, đền Quèn Thờ gắn với danh thắng động Trà Tu, hồ Yên Thắng, hồ Mừng, hồ Đoòng Đèn.

Hiện thị xã đang xây dựng hạ tầng khu vui chơi giải trí hồ Đồng Thái và sân golf Yên Thắng hứa hẹn nhiều tiềm năng mới cho phát triển du lịch.

4 Replies to “Tam Điệp yêu thương”

  1. mô phật, thế đồng hương rồi, thế đằng ấy sinh năm bao nhiêu, xời ơi ở dưới chân núi Quang Trung thì vớ bẫm rồi, quanh đó toàn các em xinh tươi ko hà

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *