Động Tam Giao thị xã Tam Điệp

Từ thành phố Ninh Bình theo quốc lộ 1A đi Thanh Hoá, qua đền Dâu (ở thị xã Tam Điệp), rẽ tay trái đi khoảng 3km nữa là đến động Tam Giao.
Động nằm trong một dẫy núi đá vôi bắt nguồn từ Hoà Bình đổ về, chạy dài, là ranh giới giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá.

Nước mưa chảy nhiều, ngấm vào núi đá theo đường kẽ nứt trong đá vôi, đục rỗng núi từ bên trong đã làm thành động. Động có từ lâu, che kín sau những lùm cây um tùm, rậm rạp. người dân ở đây đi chặt củi mới tìm ra động vào tháng 3 năm 1986.Động ở lưng chừng núi, có ba cửa vào ra và ba buồng giao nhau nên gọi là Tam Giao.Du khách thăm động phải đi theo sườn núi phía Tây hoặc phía Bắc, vào cửa Bắc, trên độ cao so với chân núi khoảng 150 mét. Cửa Bắc hướng về thị xã Tam Điệp. Cửa Nam động thấp hơn, hướng về phía động Từ Thức (Nga Sơn Thanh Hoá).Cửa tây động hướng về đèo Tam Điệp (Đèo Ba Dội ).

Vào qua cửa tây, bước vào động là buồng thứ nhất, được gọi là "Cung Bái Yết", rộng khoảng 80m2. Từ nền động lên đến trần động cao khoảng 30 mét. ở gần cửa Tây, có khối nhũ đá tròn, chảy dài từ trần động xuống nền động, trông giống như 3 cột hiên nhà. Trong động có nhiều nhũ đá có hình thù voi chầu, hổ phục, sư tử múa, đại bàng bay, Phật Bà Quan Âm, ông Tiên, cô Tiên và những đám nhũ đá chảy dài như những thác nước…

Từ bên tay trái buồng thứ nhất, du khách bước sâu xuống gần 10 mét nữa là đến buồng thứ hai, được gọi là " Cung Đàn Thần ", hay " Động Âm Nhạc ". Trong động toàn nhũ đá chảy dài từ trên cao xuống nền động thẳng tắp như những dây đàn. Du khách chỉ cần cầm một hòn đá nhỏ, gõ vào " những dây đàn" đó là có thể nghe được những âm thanh phát ra đủ bảy nốt nhạc. Nếu du khách gõ liền một mạch, nhịp tay nặng nhẹ, sẽ được nghe một bản nhạc độc đáo của cây đàn đá vang vọng, như không bao giờ dứt.

Muốn vào buồng ba, phải bước xuống một cái hang rồi bước sâu khoảng gần 20 mét nữa mới tới nơi. Buồng ba được gọi là "Cung Kim Cương"còn gọi là "Kho Kim Cương". Đây là buồng dài, rộng nhất, cao sâu thăm thẳm, cũng có rất nhiều nhũ đá có hình dáng chim muông, hoa quả như: Chim Bói Cá, cây Vạn Tuế, dàn Bí Xanh, quả Phật Thủ, quả Khế…. vừa như hữu hình vừa như vô hình. Trong động cũng có các nhũ đá gõ vào sẽ phát ra những âm thanh trầm bổngnhư từ chốn xa xôi nào vọng xuống động.

Mùa đông vào đây du khách sẽ cảm thấy ấm áp, còn mùa hè thì mát lạnh. Khoảng giữa vách"Cung Kim Cương" có dòng nước chảy ngầm từ trên cao xuống, tạo thành một dòng nước nhỏ dài vài mét, nước không bao giờ cạn, trong vắt, được gọi là " Suối Giải Oan ".

Men theo "Suối Giải Oan ", chui sâu xuống một cửa hang nhỏ hẹp ở bên phải mới đến được "Kho Kim Cương". "Kho Kim Cương " như một ngôi nhà hình tháp, cao khoảng trên 20 mét. Điều kỳ lạ là,khi có ánh đèn pin hoặc có ánh sáng chiếu vào, du khách sẽ nhìn thấy một vách động ánh sáng như nhảy múa trong màn đêm, nhũ đá phát ra sắc mầu lấp lánh sáng long lanh như được khảm bạc, dát vàng, như kim cương. Nền" kho Kim Cương" rất phẳng, rộng khoảng 20m2.

Từ "Kho Kim Cương", du khách ra theo đường đã vào, bước lên nèn buồng ba, đi thẳng xuống bên phải là một khang sâu thăm thẳm. Hang này có "lối lên trời", tức là có đường leo lên đêns tận đỉnh núi nhìn thấy trời xanh và có "lối xuống âm phủ" là đường xuống hang sâu, càng xuống miệng hang càng nhỏ dần, trần hang càng cao, với nhiều ngóc nghách, sâu đến vài chục mét. có lẽ, chưa ai dám đi hết "lối âm phủ này". …

4 Replies to “Động Tam Giao thị xã Tam Điệp”

  1. quảng bá Tam điệp ghê quá!TẾT này pải ghé Tam điệp chơi thui!nhớ làm hướng dẫn viên bạn nha!

  2. hihi, được thôi, nhưng mà sưu tập bài viết ở trên mạng vậy chứ vài nơi vẫn chưa đến, hihi, ở lâu ở Tam Điệp nên quý mến nó thôi, hihi, nhớ đến thăm Tam Điệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *