Động Tam Giao thị xã Tam Điệp

Từ thành phố Ninh Bình theo quốc lộ 1A đi Thanh Hoá, qua đền Dâu (ở thị xã Tam Điệp), rẽ tay trái đi khoảng 3km nữa là đến động Tam Giao.
Động nằm trong một dẫy núi đá vôi bắt nguồn từ Hoà Bình đổ về, chạy dài, là ranh giới giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá.

Nước mưa chảy nhiều, ngấm vào núi đá theo đường kẽ nứt trong đá vôi, đục rỗng núi từ bên trong đã làm thành động. Động có từ lâu, che kín sau những lùm cây um tùm, rậm rạp. người dân ở đây đi chặt củi mới tìm ra động vào tháng 3 năm 1986.Động ở lưng chừng núi, có ba cửa vào ra và ba buồng giao nhau nên gọi là Tam Giao.Du khách thăm động phải đi theo sườn núi phía Tây hoặc phía Bắc, vào cửa Bắc, trên độ cao so với chân núi khoảng 150 mét. Cửa Bắc hướng về thị xã Tam Điệp. Cửa Nam động thấp hơn, hướng về phía động Từ Thức (Nga Sơn Thanh Hoá).Cửa tây động hướng về đèo Tam Điệp (Đèo Ba Dội ).

Vào qua cửa tây, bước vào động là buồng thứ nhất, được gọi là "Cung Bái Yết", rộng khoảng 80m2. Từ nền động lên đến trần động cao khoảng 30 mét. ở gần cửa Tây, có khối nhũ đá tròn, chảy dài từ trần động xuống nền động, trông giống như 3 cột hiên nhà. Trong động có nhiều nhũ đá có hình thù voi chầu, hổ phục, sư tử múa, đại bàng bay, Phật Bà Quan Âm, ông Tiên, cô Tiên và những đám nhũ đá chảy dài như những thác nước…

Từ bên tay trái buồng thứ nhất, du khách bước sâu xuống gần 10 mét nữa là đến buồng thứ hai, được gọi là " Cung Đàn Thần ", hay " Động Âm Nhạc ". Trong động toàn nhũ đá chảy dài từ trên cao xuống nền động thẳng tắp như những dây đàn. Du khách chỉ cần cầm một hòn đá nhỏ, gõ vào " những dây đàn" đó là có thể nghe được những âm thanh phát ra đủ bảy nốt nhạc. Nếu du khách gõ liền một mạch, nhịp tay nặng nhẹ, sẽ được nghe một bản nhạc độc đáo của cây đàn đá vang vọng, như không bao giờ dứt.

Muốn vào buồng ba, phải bước xuống một cái hang rồi bước sâu khoảng gần 20 mét nữa mới tới nơi. Buồng ba được gọi là "Cung Kim Cương"còn gọi là "Kho Kim Cương". Đây là buồng dài, rộng nhất, cao sâu thăm thẳm, cũng có rất nhiều nhũ đá có hình dáng chim muông, hoa quả như: Chim Bói Cá, cây Vạn Tuế, dàn Bí Xanh, quả Phật Thủ, quả Khế…. vừa như hữu hình vừa như vô hình. Trong động cũng có các nhũ đá gõ vào sẽ phát ra những âm thanh trầm bổngnhư từ chốn xa xôi nào vọng xuống động.

Mùa đông vào đây du khách sẽ cảm thấy ấm áp, còn mùa hè thì mát lạnh. Khoảng giữa vách"Cung Kim Cương" có dòng nước chảy ngầm từ trên cao xuống, tạo thành một dòng nước nhỏ dài vài mét, nước không bao giờ cạn, trong vắt, được gọi là " Suối Giải Oan ".

Men theo "Suối Giải Oan ", chui sâu xuống một cửa hang nhỏ hẹp ở bên phải mới đến được "Kho Kim Cương". "Kho Kim Cương " như một ngôi nhà hình tháp, cao khoảng trên 20 mét. Điều kỳ lạ là,khi có ánh đèn pin hoặc có ánh sáng chiếu vào, du khách sẽ nhìn thấy một vách động ánh sáng như nhảy múa trong màn đêm, nhũ đá phát ra sắc mầu lấp lánh sáng long lanh như được khảm bạc, dát vàng, như kim cương. Nền" kho Kim Cương" rất phẳng, rộng khoảng 20m2.

Từ "Kho Kim Cương", du khách ra theo đường đã vào, bước lên nèn buồng ba, đi thẳng xuống bên phải là một khang sâu thăm thẳm. Hang này có "lối lên trời", tức là có đường leo lên đêns tận đỉnh núi nhìn thấy trời xanh và có "lối xuống âm phủ" là đường xuống hang sâu, càng xuống miệng hang càng nhỏ dần, trần hang càng cao, với nhiều ngóc nghách, sâu đến vài chục mét. có lẽ, chưa ai dám đi hết "lối âm phủ này". …

Continue reading “Động Tam Giao thị xã Tam Điệp”

tam điệp

Đèo Tam Điệp là một tuyến phòng ngự rất lợi hại, mang vị trí chiến lược quan trọng trong quân sự cũng như bức tường thành thiên nhiên án ngữ cong đường thiên lý ra Bắc vào Nam.

Đèo thuộc thị xã Tam Điệp, cách phía Nam thị xã Ninh Bình khoảng 18 km. Nơi đây có 3 dẫy núi chạy suốt từ Hoà Bình về. Chỗ đá hạ thấp xuống gọi là đèo. Từ bắc vào đến địa phận này có ba đèo liền nhau nên gọi là Tam Điệp. Đèo thứ nhất cao 68m, đèo ở giữa cao 110m, đèo thứ ba cao 80m (so với mặt nước biển).

Đèo Tam Điệp còn gắn liền với một sự kiện lịch sử. Tháng Chạp năm Mậu Thân, tại nơi đây vua Quang Trung đã mở tiệc khao quân ở đèo Tam Điệp trước khi ra bắc lần thứ hai.

Đèo Tam Điệp không chỉ là một thắng cảnh đẹp mà còn là một di tích lịch sử nổi tiếng đã đi vào thơ văn của các thi sĩ xưa và nay. …

Continue reading “tam điệp”

Phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn

hòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn là một quần thể di tích lịch sử ghi dấu cuộc chiến tranh giữa nhà Tây Sơn và nhà Thanh. Hiện nay quần thể di tích này có cả ở Tam Điệp (Ninh Bình) — phòng thủ bộ — và ở Biện Sơn (Thanh Hoá) — phòng thủ thuỷ.

Năm 1788, 29 vạn quân Thanh kéo sang Việt Nam, với lý do diệt Tây Sơn dựng lại nhà Hậu Lê. Ngô Thì Nhậm chọn đèo Tam Điệp là nơi ngăn cản quân Thanh. Đây là vị trí khá hiểm trở, núi non hùng vĩ như bức tường thành án ngữ giữa hai miền.

Phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn tuy không diễn ra trận chiến nào tại đây nhưng lại có ý nghĩa to lớn trong lịch sử đấu tranh dân tộc Việt Nam.

Khu di tích phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn cách trung tâm thành phố Ninh Bình 20 km theo hướng đi Ninh Bình – Thanh Hoá. Đây là nơi hội quân một thời oai hùng của Quang Trung với những cái tên đèo Ba Dội, núi Gióng Than, đồi Hầu Vua, đồi Chuông, đền Cao Sơn, quán Cháo, đền Dâu…Những đồn luỹ Tam Điệp, Quèn Rẻ, Quèn Thờ, Luỹ Chẹn, Luỹ Đệm, Luỹ Đền…, ải Quang Trung, Kẽm Đó – cổ họng hiểm yếu nhất Tam Điệp…

Đồi núi thung lũng liên hoàn tạo thành khối vững chắc án ngữ Bắc-Nam, giúp Nguyễn Huệ công thủ, tiến thoái cất lương, giấu quân để mùa xuân kỷ dậu (1789) tiến ra kinh thành Thăng Long quét sạch 20 vạn quân Thanh viết nên trang sử vẻ vang của dân tộc Việt nam.
Các khu được xếp hạng

Ngày nay di tích lịch sử phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn tại thị xã Tam Điệp được công nhận và xếp hạng gồm 2 khu:
Khu A: có đèo Ba Dội (đèo Tam Điệp), Kẽm Đó, luỹ Quang Trung, núi Cắm Gươm, núi Cắm Cờ, núi Chong Đèn, núi Hầu Vua, Vương Ngự, gắn với di tích đền Dâu, đền Quán Cháo, động Tam Giao.
Khu B: có luỹ Quèn Thờ, luỹ Quang Trung, đền Quèn Thờ gắn với danh thắng động Trà Tu, hồ Yên Thắng, hồ Mừng, hồ Đoòng Đèn.
Một số di tích thuộc phòng tuyến
Đèo Tam Điệp là tên gọi chính thức trong sử sách và địa lý cổ Việt Nam, chỉ con đường thiên lý cổ thời phong kiến từ Thăng Long vào nam, đi qua 3 đoạn đèo giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Nó là một tổ hợp đèo trên núi Tam Điệp, chạy ra biển theo hướng tây bắc – đông nam, có 3 ngọn. Đèo có tên gọi dân gian là đèo Ba Dội, xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương, trong tiếng Việt cổ có nghĩa là ba đợt, ba lớp.
Kẽm đó: là một dãy núi, nhìn từ xa mạch núi khép kín dần, giống như cái đó bắt cá nên có tên là Kẽm Đó hay Lỗ Đó.
Núi Cắm Gươm: Còn gọi là ngọn Kiếp Lĩnh nằm bên bờ sông Hoàng Long, gắn với truyền thuyết Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ bị chú đuổi tới sông Hoàng Long, cắm gươm tại bờ sông này.
Đền Dâu: Nằm ở phường Nam Sơn thị xã Tam Điệp. Đền thờ công chúa Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử của điện thần Việt Nam. Hàng năm diễn ra lễ hội đền từ 20/2 âm lịch và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Động Tam Giao: Nằm động cách đền Dâu 3km, là động đẹp có cảnh sắc hùng vĩ.
Hồ Yên Thắng: Là một hồ nước lớn ở giáp giữa Tam Điệp và Yên Mô. Tại đây đang xây dựng khu liên hợp thể thao hồ Yên Thắng rộng 773 ha với sân Golf quy mô 54 lỗ.
Luỹ Quèn Thờ: Địa danh ở xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp. Là vùng đồi núi, rừng rú hoang vu, năm xưa khi than chinh ra Bắc, vua Quang Trung đã lên thắp hương xin kế phá giặc ở đây. Tương truyền ngôi đền thờ thần Cao Sơn trước đó ở giữa lưng chừng núi. Vua Quang Trung đã được thần báo mộng và nhắc nhở xây đền lên đỉnh núi nếu thắng trận. Sau khi thắng trận vị vua này đã cho di rời Đền lên đỉnh núi.
Động Trà Tu: là một nhóm hang động động còn giữ được nhiều nhũ đá tự nhiên, có dấu tích của con người thời kỳ văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn như hang Mo, hang Trâu, hang Cò, hang Khỉ .v.v. Cửa động quay về hướng đông bắc. Ðộng có hai hang là hang Sáng và hang Tối. Hang Sáng ở bên ngoài, cửa động nhỏ, rộng 7m, cao hơn 5 m, bên trong như một cái dù cao khoảng 15 m, sâu gần 30 m có nhũ đá rủ xuống hình quả phật thủ, ngà voi, những con rồng, con trăn, con rắn, đàn rùa v.v. Từ hang Sáng có lối ở bên phải hang vào hang Tối, một ngách núi như một đường hầm khổng lồ dài hơn 100m. Từng đoạn lại có ngách rẽ trái, rẽ phải, có hai vách đá tách ra tạo thành đường lên trời, có ngách ăn sâu xuống thăm thẳm như đường xuống âm phủ. Nước ở nhũ đá rỏ xuống làm cho không khí mát lạnh.
Hồ Đoòng Đèn là một hồ nước có nhiều giá trị về nuôi trồng thuỷ hải sản. …

Continue reading “Phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn”